BÀI 2.2: MENU DỮ LIỆU KHỞI TẠO - DANH MỤC VẬT TƯ PHỤ TÙNG

BÀI 2.2: MENU DỮ LIỆU KHỞI TẠO - DANH MỤC VẬT TƯ PHỤ TÙNG 


II.2.1. Giới thiệu: 

Menu này cho phép ta khai báo các dữ liệu ban đầu để sử dụng cho phần mềm quản lý và hỗ trợ cho công việc nhập dữ liệu sau này. Bao gồm các danh mục sau: 


  • Danh mục vật tư, phụ tùng Danh mục công việc
  • Thông số giám sát trình trạng
  • Địa điểm hoạt động
  • Loại thiết bị và nhóm thiết bị
  • Bảng tỷ giá
  • Hình thức bảo trì và Loại bảo trì
  • Dây chuyền
  • Loại công việc
  • Nơi sử dụng vật tư, phụ tùng
  • Bộ phận chịu phí
  • Nhà cung cấp
  • Đơn vị đo
  • Đơn vị tính
  • Đơn vị tính Runtime
  • Ngày nghỉ lể
  • Hệ chuyên gia
  • Danh mục quận huyện
  • Danh mục đường
II.2.2. Mục đích

Nắm rõ và quản lý được thông tin về danh sách toàn bộ vật tư phụ tùng, đặc tính kỹ thuật của từng vật tư phụ tùng cho công tác bảo trì.


II.2.3. Yêu cầu

Nắm rõ các thao tác trong quá trình sử dụng như:


  • Thêm mới 1 vật tư phụ tùng vào hệ thống
  • Chỉnh sửa thông tin 1 vật tư phụ tùng có sẵn trong hệ thống
  • Xóa 1 vật tư phụ tùng
  • Tìm kiếm 1 vật tư phụ tùng trong quá trình sử dụng

II.2.4. Bài học trước


Cần tham khảo trước các bài học về các danh mục liên quan như:


  • Nhà cung cấp
  • Hãng sản xuất
  • Loại vật tư phụ tùng
  • Nơi sử dụng vật tư phụ tùng
  • Loại - nhóm thiết bị
  • Đơn vị tính

II.2.5. Thao tác cơ bản


• Thêm vật tư, phụ tùng


- Để thêm vật tư, phụ tùng, bạn click nút lệnh “Thêm”.
- Nhập những giá trị cần thiết. Những giá trị có nhãn dạng bold (Nhãn in đậm) là bắt buộc phải nhập.
- MS vật tư, phụ tùng là mã số do phòng bảo trì quy định.
- Item code là mã số tương ứng với phòng kế toán.
- Part No: là mã số theo catalogue của nhà cung cấp.


Trong nhiều trường hợp, những giá trị trên đây có thể giống nhau, tuy nhiên, trên phần mềm chúng được quản lý độc lập.


Có thể lưu trữ hình của vật tư, phù tùng để dễ kiểm tra theo dõi.


Đơn vị tính dùng cho việc nhập xuất kho.



  • Cách đặt hàng: có hai cách đặt hàng có thể chọn: “Dựa trên tồn kho tối thiểu” hay “Dựa trên nhu cầu sử dụng”.

    Nếu vật tư, phụ tùng được đặt hàng dựa vào tồn kho tối thiểu, bạn cần nhập số lượng tồn tối tiểu cho phép để quản lý. Nếu chọn đặt mua theo nhu cầu sử dụng, bạn cần nhập số ngày đặt mua. Giá trị này dùng để tính ra ngày cần đặt mua phụ tùng để thay thế.

    Nếu bạn chỉ có thể mua vật tư, phụ tùng từ một nhà cung cấp, bạn có thể chọn tên nhà cung cấp tại đây.
    Bạn cần xác định vật tư hay phụ tùng đó dùng cho những loại thiết bị nào và những nơi sử dụng nào.
    Trong những phần sau, người dùng sẽ chỉ truy cập được những vật tư, phụ tùng dùng cho loại máy được phân quyền hay tại mỗi máy, bạn sẽ chỉ truy cập được những vật tư hay phụ tùng tương ứng. Việc đó giúp đảm bảo tính an toàn và chính xác cho dữ liệu nhập vào cũng như giúp tăng tốc độ nhập liệu.
  • Sửa vật tư, phụ tùng: Bạn chọn vật tư, phụ tùng cần sửa rồi click nút lệnh “Sửa”. Thực hiện sửa dữ liệu trong phần “Nhập dữ liệu vật tư, phụ tùng”. Sau đó lưu lại bằng nút lệnh “Lưu”.
  • Tìm kiếm vật, tư phụ tùng
    Bạn có thể dùng những chức năng tìm kiếm hay lọc theo điều kiện để tìm kiếm vật tư, phụ tùng cần tham khảo.
  • Vật tư, phụ tùng thay thếNếu vật tư, phụ tùng nhất định có thể được thay thế bằng những vật tư, phụ tùng nào đó thì bạn có thể khai báo những vật tư, phụ tùng này vào tab “Vật tư thay thế”.

    Trong phần Phiếu bảo trì, bạn có thể sử dụng những vật tư, phụ tùng có thể thay thế này cho vật tư, phụ tùng gốc cần sử dụng.

II.2.5. Video thực hiện trình tự các thao tác




II.2.6. Các lưu ý đặc biệt

  • Trong trường hợp có tích hợp danh mục vật tư từ hệ thống khác, sẽ không có thao tác "Thêm", Xóa, chỉ có thể "Sửa" để cập nhật thêm các thông tin còn thiếu trên hệ thống kia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét